Trang web chính thức duy nhất - 789bet

Năm 2016 này Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường.  Nếu coi việc thành lập ban Kiến trúc (hay còn gọi là khoa Kiến trúc) năm 1926 của trường Mỹ thuật Đông Dương là khởi đầu công cuộc đào tạo KTS ở Việt Nam, thì đây là dịp kỷ niệm 40 năm của Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh và tiếp nối 65 năm ĐH Kiến trúc Sài Gòn – 90 năm đào tạo kiến trúc sư.

Cùng điểm lại xuyên suốt quá trình hình thành, xây dựng, và phát triển Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh theo dòng lịch sử.

Trong bài có sử dụng hình ảnh, tư liệu do chúng tôi tham khảo từ nhiều nguồn như: tư liệu lưu giữ tại trường, Wikipedia, thông tin từ các KTS nguyên là cựu sinh viên... 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

Năm 1924: trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội theo nghị định của Toàn quyền Đông dương.

Năm 1926: Ban Kiến Trúc trực thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.

Năm 1942: trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942, Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 1944: trường Kiến Trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Kiến Trúc Đà Lạt.

Cuối năm 1948: trường Kiến Trúc Đà Lạt được hợp nhất vào Viện Đại học Đông Dương với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến Trúc.

Năm 1950: trường Cao đẳng Kiến Trúc trực thuộc Viện đại học Hà Nội và chuyển về Sài Gòn.

Năm 1967: Viện đại học Hà Nội tại miền Nam Việt Nam được đổi tên thành Viện đại học Sài Gòn và trở thành trường Đại học Kiến Trúc.

Tháng 4/1975: Ban Quân Quản tiếp nhận trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn.

Tháng 27/10/1976: Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 14/12/1976: Trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Xây dựng.

Từ năm 1995 đến 2000: theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cuối năm 2000: trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh được tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và trở thành trường độc lập.

Từ năm 2002: theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Xây dựng.

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH - THƯƠNG HIỆU TUỔI 40 

Cơ sở chính của trường hiện vẫn trú đóng tại địa chỉ 196, Pasteur, quận 3, TP.HCM

Nơi đây đã trở thành “ngôi nhà” thân yêu của lớp lớp thế hệ sinh viên Kiến trúc. Dù đã qua nhiều lần sửa chữa, cải tạo vì dấu ấn của thời gian, nhưng trường được giữ gìn, bảo quản gần như nguyên vẹn so với thiết kế ban đầu năm 1972.

Ngoài cơ sở chính tại 196 Pasteur - TP.HCM, Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh hiện nay

Nhà trường đã có 05 cơ sở đào tạo chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt công tác dạy và học (03 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 cơ sở tại thành phố Cần Thơ; 01 cơ sở tại thành phố Đà Lạt).

Trường hiện có 09 Khoa, 09 phòng chức năng và 07 trung tâm trực thuộc. Tổng số công chức, viên chức Nhà trường hiện tại gồm 415 người, trong đó có 307 giảng viên (05 Phó giáo sư, 43 Tiến sĩ, 236 Thạc sĩ); đội ngũ viên chức các phòng ban, Trung tâm, Thư viện có 108 người (13 Thạc sĩ); toàn Trường có 08 Nhà giáo ưu tú. 

THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU

- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2011)

- Huân chương Lao động hạng Nhất (Lần thứ nhất năm 2005; Lần thứ hai năm 2016)

- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1993)

- Huân chương Lao động hạng Ba

- Cờ thi đua Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị hoàn thành Xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phòng trào thi đua yêu nước năm 2006, 2008, 2010, 2012

- Cờ thi đua Bộ trưởng Bộ Xây dựng tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2003, 2005, 2010, 2012.

- Cờ truyền thống của UBND TP.Hồ Chí Minh tặng nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Đa dạng hóa các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực gần

- Quy mô đào tạo giữ mức như hiện nay để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo

- Chương trình đào tạo theo hướng vừa nghiên cứu phát triển, vừa ứng dụng thực nghiệm đảm bảo đạt chuẩn quốc gia, từng bước quốc tế hóa chương trình.

- Phát triển đội ngũ giảng viên "ba trong một": Giảng viên là nhà sư phạm, là chuyên gia lĩnh vực nghề và là nhà khoa học. 

ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh dịp kỷ niệm 40 năm thành lập (1976 -2016).

Một số hình ảnh – tư liệu giai đoạn 1951 -1975  được tổng hợp từ sưu tầm trong trang cá nhân của các KTS Dương Mạnh Tiến, KTS Nguyễn Quốc Tuấn, KTS Đoàn Đức Thành... Xin trân trọng cám ơn các KTS.

=================

Thời thuộc Pháp, ở Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội, lập ra năm 1926. Từ năm 1942, Ban Kiến trúc thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật.

Năm 1944 lập Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật, chuyển từ Hà Nội  vào Đà Lạt, rồi chuyển từ Đà Lạt vào Sài Gòn cuối năm 1950. Từ năm 1954 đến 1975, trường mang tên Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn thuộc Viện Đại Học Sài Gòn.

Ngày 27/10/1976, trường được đổi tên là ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh từ đó cho tới nay.


Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh – KTS  Đoàn Đức Thành sưu tầm. 


Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. (Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh) – KTS  Đoàn Đức Thành sưu tầm


Bằng tốt nghiệp KTS trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương. 


KTS Ernest Hébrard và sinh viên kiến trúc Việt Nam .( Ảnh sưu tầm của) KTS Đoàn Đức Thành

Sau mấy niên học ngưng hoạt động, trường được mở lại tại Đà Lạt kể từ ngày 1/2/1949. Năm 1950, trường Cao đẳng Kiến trúc không còn trực thuộc trrường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Cuối năm 1950 Trường Cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà Lạt về Sài gòn.

Từ năm 1954 trở về sau, theo hiệp định Genève, Viện Đại học Hà Nội chuyển thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam và sau cùng lấy danh hiệu là Viện Đại học Sài Gòn.  Lúc này trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn đã mở thêm Ban Thiết kế Đô thị (từ niên khóa 1955-1956) Ban Cán sự Kiến trúc (từ niên khóa 1958-1959). 

Năm 1967, Trường Cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn (sắc lệnh số 159/SL/QĐ ngày 30/10/1967. 


sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước biển hiện Trường Đại Học Kiến trúc (thuộc Viện Đại học Sài Gòn).


Nhóm sinh viên cán sự KT khóa 1 chụp trước cổng trường năm 1960. Phía sau là dãy nhà hành chính của trường thời đó với lối đi được rải đá.


Nhóm sinh viên này cũng hào hứng chụp hình với background là khung cảnh cổng  trường ĐH Kiến trúc Sài Gòn.


Sinh viên ĐH Kiến trúc Sài Gòn  học tập và nghiên cứu  tại thư viện trường

Sinh viên năm 2 học các môn: Kiến trúc sáng tạo học; Cổ điển họa và nặn hình; Toán học đại cương; Hình học họa hình; Lý thuyết Kiến trúc; Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo.Sinh viên năm 3 học: Kiến trúc sáng tạo học; Cổ điển họa và nặn hình; Kiến tạo đại cương: Lý thuyết; Vật lý, Địa chất học áp dụng vào khoa Kiến trúc; Phép phối cảnh; Lý thuyết Kiến trúc; Sức chịu đựng của vật liệu


Phòng chấm bài 

Sinh viên năm 4 học: Kiến trúc sáng tạo học; Kiến tạo đại cương: Lý thuyết và đồ án;Bê tông cốt sắt; Ước lượng vật liệu và kiểm điểm; Lịch sử tổng quát Kiến trúc; Lý thuyết Kiến trúc; Luật nhà phố.

Sinh viên năm 5 học: Kiến trúc sáng tạo học; Kiến tạo áp dụng; Luật nhà phố; Tổ chức nghề nghiệp; Lý thuyết Kiến trúc; Địa thể học áp dụng kiến trúc; Kiến tạo đại cương: Đồ án và kỹ thuật.

Sinh viên năm 6 học: Kiến trúc sáng tạo học; Bê tông cốt sắt thực hành; Đồ án trang trí nhà  cửa; Luận án thi tốt nghiệp (3 tháng cuối niên học.


Một giờ học trên giảng đường của sinh viên ĐH Kiến trúc Sài Gòn


Sinh viên Kiến trúc năm Nhất – giờ học họa thất. (Ảnh chụp năm 1970) 


Xưởng hội họa khi đó  là một căn nhà sát tường Viện Đại học, cột treillis sắt cornières, mái tôn khá cao và có những ô kiếng lấy ánh sáng trời, tường đều sơn thẫm đen để làm nổi bật những tượng thạch cao trắng


Phong trào chơi thể thao của sinh viên ĐH Kiến trúc Sài Gòn khá sôi nổi . Trong ảnh các sinh viên chuẩn bị chơi bóng bàn


Sinh viên họa thất thường căng bảng ở góc sân này 


Căng tin – nơi sinh  viên tụ họp vui vẻ  sau những giờ học


Văn phòng ban Đại diện SV, bên ngoài cửa sổ là hành lang nối khu nhà này với thư viện, hành lang tách không gian sân trước hoàn toàn với sân sau (gồm có sân căng bảng lót tấm đan bê tông sỏi, căng tin, họa  thất 3,4,5…)

Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris. Nguyễn Quang Nhạc (khoa trưởng giai đoạn 1967-1970 )  trò chuyện cùng các sinh viên

 

 


Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Pari Phạm Văn Thâng (Khoa Trưởng năm 1971-1973) và KTS  Bùi Quang Hanh chụp hình lưu niệm cùng các KTS mới ra trường vào năm 1972.)


Lễ rửa tội của sinh viên thời Đại học Kiến trúc Sài Gòn. “Cha đẻ” của lễ hội là cố KTS Nguyễn Quang Nhạc, thủ lĩnh sinh viên một thời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Lễ hội truyền thống vẫn được duy trì cho đến ngày nay.


Năm 1972, trường được xây mới theo đồ án tốt nghiệp của sinh viên  Trương Văn Long với sự chỉ đạo, hướng dẫn của GS.KTS Phạm Văn Thâng. Hố móng đào sát tới khu nhà văn phòng. Bên kia đường là nhà thi đấu của sân Phan Đình Phùng..


Trong suốt quãng thời gian 1951-1975, có 252 Kiến trúc sư được đào tạo. Bản danh sách 252 KTS giai đoạn 1951-1975 - theo tài liệu  của  gia đình giáo sư Nguyễn quang Nhạc, Khoa Trưởng  KT (1967-1970).

Cơ sở chính của trường hiện vẫn trú đóng tại địa chỉ 196, Pasteur, quận 3, TP.HCM

Nơi đây đã trở thành “ngôi nhà” thân yêu của lớp lớp thế hệ sinh viên Kiến trúc Dù đã qua nhiều lần sửa chữa, cải tạo vì dấu ấn của thời gian, nhưng trường được giữ gìn, bảo quản gần như nguyên vẹn so với thiết kế ban đầu năm 1972.

 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trang web chính thức duy nhất - 789bet