KỈ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2023)
KỈ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2023)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam đã đi qua 48 năm, nhưng thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước ấy vẫn in dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân ta và bạn bè tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX - một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.
Chỉ trong 55 ngày đêm quân và dân ta đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chúng ta đã giành chiến thắng với 3 chiến dịch lớn. Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Mê Thuột. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng quét sạch địch ở ven biển miền trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn Gia Định thống nhất đất nước.
Sau chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, ngày 21/03 từ các hướng bắc, tây và nam các lực lượng quân khu Trị Thiên của quân đoàn 2 đồng loạt tiến công vượt qua khu phòng thủ của địch tiến về thành phố Huế. Đúng 10h 30 p ngày 26/03 lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn, Thành phố Huế được hoàn toàn giải phóng.
Ngày 25/3 quân ủy trung ương và bộ tổng tư lệnh quyết định tiến công Đà Nẵng với tư tưởng chỉ đạo: “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất và chắc thắng”. Từ nhiều hướng các cánh quân của ta tiến công vào thành phố Đà Nẵng, trong vòng 32 giờ ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100 ngàn quân địch. ngày 29/3 Đà Nẵng được giải phóng.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Chiến thắng của chiến dịch Huế - Đà Nẵng thể hiện nghệ thuật vận dụng thời cơ kết hợp chặt chẽ các yếu tố để tạo thành sức mạnh của Đảng ta trong chỉ đạo chiến tranh giải phóng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo cho các cánh quân: “thần tốc, thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo táo bạo hơn nữa”, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới Mặt trận giải phóng miền nam. Lúc 9 giờ 30 phút ngày 14 tháng 4 Bộ chính trị quyết định lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh. Với thế và lực mới, với niềm tự hào của chiến dịch cuối cùng được mang tên Bác Hồ vĩ đại các cánh quân dồn dập tiến về Sài Gòn. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn là điểm hội tụ sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam.
Đêm 20/4 quân ta đánh mạnh vào phòng tuyến Xuân Lộc, một trọng điểm phòng tuyến quan trọng phía Đông của địch. Toàn bộ lực lượng phòng tuyến Xuân Lộc trước nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt đã bỏ chạy. Xuân Lộc được giảng phóng cánh cửa phía đông Sài Gòn được mở.
Sáng 30/4 các cánh quân của ta vượt qua mọi chướng ngại tiến thẳng vào thành phố. 11h 30 phút ngày 30 tháng 4 lá cờ chiến thắng tung bay trên dinh lũy cuối cùng của địch. Dinh Độc Lập trở thành hợp điểm của những cánh quân giải phóng Sài Gòn. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng non song thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 quân và dân Việt Nam đã hoàn thành Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Xe tăng của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập
Trưa ngày 30/4/1975 khắc chạm vào lịch sử đấu tranh giữ nước một mốc son chói ngời, như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Đây cũng là ngày hoà hợp dân tộc, nam - bắc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường bước vào kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do, cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Nước ta chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng đề ra.
Ngày Quốc tế lao động 1/5: Được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ toàn xã hội.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết gia cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tôc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ta dưới sự lãnh ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực tiếp diện với thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế lao động được tổ chức kỉ niệm mít tinh trọng thể tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của hơn 20 vạn nhân dân lao động.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
Kỷ niệm 137 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5/2023 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vai trò, vị trí, những đóng góp to lớn của lực lực lượng công nhân và người lao động cho sự phát triển của xã hội. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, đảng viên Đảng bộ trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu làm tốt hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học… tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5).
Nguồn: Nhóm phụ trách Tuyên giáo và Dân vận Đảng ủy Trường.
- » KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2024) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2024) ( 22/08/2024 )
- » Đảng bộ Trường 789bet Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Sinh hoạt toàn Đảng bộ và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ( 03/05/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 – 1/5/2024) ( 26/04/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ, TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (01/5/1904 – 01/5/2024) ( 26/04/2024 )
- » Đảng bộ Trường 789bet Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Thông tin tình hình thời sự Quý I/2024 ( 25/03/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024) ( 18/03/2024 )
- » KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2024) ( 02/02/2024 )
- » KỶ NIỆM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH (2/9/1945 -2/9/2023) ( 31/08/2023 )
- » Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ( 15/06/2023 )
- » Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị và sinh hoạt toàn Đảng bộ ( 23/05/2023 )
- » Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 ( 23/02/2023 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) ( 02/02/2023 )
- » Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận (15/10/1930 - 15/10/2022) của Đảng và 23 năm ngày "Dân vận" của cả nước (15/10/1999 - 15/10/2022) ( 10/10/2022 )
- » 77 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2022) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2022) ( 31/08/2022 )
- » Chào mừng 76 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2021) và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021) ( 01/09/2021 )
- » Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và 135 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2021) ( 07/05/2021 )
- » Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng và sinh hoạt toàn Đảng bộ. ( 11/04/2021 )
- » KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2021) ( 03/02/2021 )
- » Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020) ( 03/09/2020 )
- » Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường 789bet TpHCM lần thứ XV NK 2020-2025 ( 04/08/2020 )